Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Truyền thống món nướng và Sapa

Người VN nói riêng và một số bạn bè láng giềng như Thái Lan, Indo...có sở thích ăn các món nướng.
Chẳng biết có nguồn gốc từ khi nào, có một câu truyện như sau. Truyện kể rằng, ngàn xưa khi con người còn ăn lông ở lỗ. Vào một ngày nọ, cả dân làng đi săn được khá nhiều thú rừng. Tối đó, cả tộc tập trung ở nhà làng,cùng xẻ thịt thú vật để dâng lên thần linh tạ ơn. Trong lúc nhảy múa bên lửa, già làng đã đánh đổ khay thịt sống vào lửa thiêng. Cả dân làng sợ hãi vì phần thức ăn khá lớn đã bị nuốt vởi lửa thiêng. Vì tiếc, già làng dùng gậy khơi lửa lấy lại thịt. Khi ấy thịt chín bằng lửa, hương thơm ngạt ngào, lông thú cũng trụi đi, để ra phần thịt trắng ngọt. Kể từ đó, con người càng thờ cúng và nâng niu lửa thần và biết ăn chín.
Ngày nay thì các món nướng càng thu hút người sành ẩm thực. Từ mực nướng, cá nướng, gà nướng....hiện nay còn kèm theo có đậu bắp nướng, cà tím nướng....Các loại rau đều có khả năng nướng.
 một nguyên tắc đơn giản để giúp bạn an tâm khi ăn các món nướng tránh độc tố:
- thấm nước sốt rồi nướng.
- Trở qua trở lại thường xuyên, tránh cháy xém
- khi ăn gà nướng, nên bỏ phần da được nướng
- đảm bảo nhất là bọc giấy bạc nướng.

Nước sốt

Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học cho rằng nước sốt, ngoài tác dụng tăng hương vị cho món ăn, còn có thêm một vai trò quan trọng khác là tăng tính an toàn cho các món nướng.

Giáo sư Mark G. Knize, làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở Califonia (Hoa Kỳ), khẳng định nếu bạn tẩm hoặc ướp thực phẩm cần nướng với nước sốt trước khi cho lên lò thì sẽ giúp giảm hơn 95% nguy cơ phát sinh chất độc hại HCA.

GS Knize cho biết một lớp dịch lỏng khá dày với các thành phần đặc biệt trong nước sốt sẽ bao phủ lấy thực phẩm, làm giảm lượng mỡ chảy xuống, từ đó hạn chế đáng kể sự phát sinh các độc tố. Sốt càng đặc càng mang lại hiệu quả cao.

Món nước sốt lý tưởng dùng cho nướng: dấm trắng, dầu thực vật, củ hành băm nhỏ, rau thơm các loại, tỏi, tiêu và một ít bột năng hoặc bột bắp để tạo độ dẻo và nên tẩm ướp trước 20-30 phút.

Món nướng Sapa

 Đến với Sapa, hầu hết du khách ai cũng háo hức mong được thưởng thức các món nướng đặc sắc của Sapa. Nằm ở con phố Hàm Rồng, cạnh nhà thờ Đá, cứ khoảng 3-4 giờ chiều là khách bắt đầu dập dìu các quán ở đây.
Hương vị thơm lừng từ những xiên heo bản đang chín dần trên bếp than, cái chất cái vị không dễ tìm ở đâu mà có. Không biết nguồn gốc có từ khi nào, chỉ biết rằng trong cái lạnh về chiều ở Sapa, chỉ cần ngồi quây quần bên bếp than, chờ chín những món ăn lạ, cũng đủ làm khách các nơi thích tập trung khu vực này.

Hàng chục quầy hàng, kéo dài đến cuối đỉnh dốc. Món nướng Sapa đa dạng, từ khoai ngô nướng đến heo bản nướng, trứng gà nướng, cá suối nướng, thịt cuốn rau nướng, hạt dẻ nướng....có cả cơm lam nướng....

 Trời tối, Sapa hạ nhanh nhiệt đội dưới 10 độ C. Than bếp các quầy hàng đỏ rực và khách quây quần rất đông.Khách đặc biệt thích lợn cắp nách còn được gọi là lợn bản, thịt ngon hơn heo sữa. Do là loại lợn thả rong, nhỏ con nên thịt ngọt, thơm.
Khói của các món đồ ăn bốc lên hòa quyện trong cái giá lạnh về đêm của Sapa. 12 giờ đêm nhưng du khách vẫn không ngớt. Tây có, ta có, đồng bào dân tộc cũng có. Ngồi lại gần nhau, râm ran trò chuyện và thưởng thức món nướng thơm lừng. Trời càng lạnh, các món nướng càng ngon, phải ăn vào buổi tối trời lạnh thì mới thưởng thức được hết cái thi vị tận cùng của nó.

Cơm lam Sapa cũng có hương vị riêng. Không có nước dừa như những nơi khác. Cơm bỏ vào ống tre và nướng. Khi chín, tách đôi ống tre ra, mùi cơm chín hòa cùng vị tre thơm ngạt ngào, có một chút vị khen khét thì càng ngon. Cơm lam ăn ngon nhất là chấm với muối mè.
Còn gì tuyệt vời hơn trong không khí nơi vùng cao, mùi vị phảng phất của cái lạnh Châu Âu hòa cùng với hương vị quê hương. Quá thi vị còn gì bằng!!!


Không có nhận xét nào: